Quan điểm sáng tác Đỗ_Hoàng_Diệu

- Đỗ Hoàng Diệu từng nói “Tôi viết dựa vào linh cảm, mà linh cảm ấy xuất phát từ sự nhạy cảm, rồi sự nhạy cảm liên kết cùng trí tưởng tượng để trí tưởng tượng hoá thành giấc mơ từ hiện thực...Diệu muốn kể lại giấc mơ của mình bằng chính ngôn ngữ của những giấc mơ. Trong lòng biết, giấc mơ ấy là biến hóa của hiện thực cuộc đời, và cũng biết, không phải độc giả nào cũng hiểu và đồng cảm với giấc mơ ma mãnh”. (Thụy Khuê - Nói chuyện với Đỗ Hoàng Diệu)

- Những nhận định về nhà văn:

  • Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên “… truyện ngắn “Bóng đè” của Đỗ Hoàng Diệu đang gây hai luồng trái ngược nhau. Tôi phải nói ngay, với tôi, đây là một truyện ngắn hay, hay cả ở cách viết và nội dung. Trong tâm thế, tâm thức giải mã lịch sử và truyền thống Việt, một xu hướng đã được dấy lên từ thời văn học đổi mới, Đỗ Hoàng Diệu đã tạo được một hình tượng “bóng đè” đầy ám ảnh và dằn vặt” (Tác phẩm hay: phải hết mình - hay là điều kiện cần và đủ để có tác phẩm hay).
  • Nhà giáo Phạm Toàn “Truyện ngắn Ðỗ Hoàng Diệu có cách biểu đạt phóng túng hơn, gần gũi hơn với cách đọc của lớp bạn đọc trẻ. Người ta nhắc nhiều đến lối sử dụng ẩn dụ tình dục để biểu đạt những tâm trạng mang những nội dung xã hội” (Phạm Toàn - Thử phân giải một thành công nghệ thuật qua tập truyện ngắn Bóng đè).
  • Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp “Viết được truyện ngắn như Bóng đè là khó vô cùng, hiếm vô cùng. Cố gắng của Đỗ Hoàng Diệu chỉ là 1% thôi, còn lại đó là thượng đế, phúc phần ban tặng" (Lan Phương: Sau Bóng đè là cánh chim Lam Vỹ)
  • Nhà văn Nguyên Ngọc từng nói ngôn ngữ trong văn chương của Đỗ Hoàng Diệu “Thắm đẫm nữ tính, tỉnh táo nhiều khi đến tàn nhẫn mà vẫn thật mê hoặc”.